Chi tiết quy trình may áo thun với 6 bước cơ bản

Chi tiết quy trình may áo thun với 6 bước cơ bản
Ngày đăng: 5 tháng trước

Bước 1: Chọn vải may áo thun

 

     Chọn vải may áo thun là bước đầu tiên của quy trình may áo thun, các loại vải áo thun rất đa dạng như: thun lanh, vải thun cá sấu, vải thun trơn,...tùy thuộc yêu cầu của khách hàng mà đội ngũ tư vấn-thiết kế sẽ tư vấn loại vải áo thun phù hợp với tài chính của khách hàng.

 

Tìm hiểu một số loại vải thun hiện nay: 

 

  • 100% cotton: với đặc điểm là thấm hút mồ hôi tốt, chứa 100% là chất liệu sợi cotton, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam. Do có chứa sợi cotton nên giá thành tương đối cao so với những loại vải thông thường khác.
  • Vải cotton 65/35: đúng như tên gọi của nó loại vải này được chia thành hai phần chính: 65% sợi cotton và 35% PE. Do vẫn chứa sợi cotton nên loại vải này có tính thấm mồ hôi tốt mà vẫn giữ được sự thoáng mát cho cơ thể. 
  • Vải cotton 35/65: hiện nay trong ngành may mặc,loại vải được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Trong đó 35% cotton và 65% PE nên thường giá thành của loại vải này không quá đắt, do vẫn còn chứa sợi cotton nên vẫn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt cho người mặc. 

 

 

Bước 2: Trải vải và cắt vải

 

     Sau khi đã vẽ được sơ đồ trên vải, sẽ tiến tới bước thứ 2 đó là trải vải- cắt vải. Thường thì công đoạn cắt vải trong quy trình may áo thun ở các xưởng may đều không hề sử dụng kéo.

 

     Do số lượng lớn hàng nghìn cái thì thợ sẽ chồng lên nhau và xấp thành một xập sau đó cắt bằng máy. Tiếp đến là quy trình trải vải thành từng lớp, và nhân viên sẽ sử dụng phấn may để vẽ các bộ phận như: tay áo, thân trước, thân sau,...
 

Bước 3: In và thêu lên vải

 

     Sau công đoạn cắt rời từng bộ phận, đội ngũ nhân viên sẽ mang các bộ phận cẩn in hay thêu để tiếp tục công đoạn thứ 3. Hiện nay, quá trình in - thêu được tiến hành với tốc độ khá nhanh, và được áp dụng công nghệ thêu vi tính hiện đại.

 

     Thông thường thì in áo thun thông thường sử dụng 4 loại: in decal, in kỹ thuật số, in lụa, in chuyển nhiệt. Ngày nay, in kỹ thuật số được biết đến là kỹ thuật in hiện đại và rất phù hợp trên nhiều loại vải, ít bị bong tróc và bị mờ.

 

 

Bước 4: May áo thun

 

     Khi những công đoạn trên được hoàn tất thì các mẫu vải được chuyển xuống bộ phận may để đội ngũ công nhân ráp những mảnh vải lại với nhau để tạo thành áo thun hoàn chỉnh. Thường thì một chiếc áo thun sẽ cần tầm khoảng 5-8 mảnh vải được ghép với nhau.
 

Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

 

     Áo thun sau được hoàn tất quá trình lắp ráp sẽ được chuẩn đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhìn chung thì sau khi may xong thì những chiếc áo thun không tránh khỏi việc đường may bị lỗi, không chuẩn màu hay hình in không có đúng,....Lúc này nhân viên kiểm tra sẽ tiến hành xem xét lỗi, cắt chỉ thừa và trường hợp áo thun nào mà mực bị bong tróc hay hình in không đúng sẽ được trả về bộ phận may.
 

 

Bước 6: Đóng gói sản phẩm

 

     Đây chính là khâu cuối cùng trong quy trình may áo thun, áo thun lúc này sẽ được phân loại theo từng size và được sắp xếp gọn gàng và sẵn sàng để giao đến cho khách hàng. 

0
Shopee
Zalo
Hotline